Những thói quen 'công nghệ' tiêu cực nhưng lại vô cùng khó bỏ

18:34 | 02/10/2022 Print
Các công nghệ hiện đại ra đời kéo theo nhiều thói quen xấu hình thành trong cuộc sống hằng ngày, dù vậy, việc từ bỏ cũng không hề đơn giản.

“Google” tất cả mọi thứ

Từ khi có Internet và các công cụ tìm kiếm như Google, Bing hay Cốc Cốc, chúng ta gần như có khả năng tiếp cận mọi nguồn thông trên khắp có nguồn thông tin trên khắp thế giới. Tuy nhiên, việc lạm dụng các công cụ tìm kiếm cũng dẫn đến sự suy giảm về trí nhớ của đại đa số người dùng.

Những thói quen 'công nghệ' tiêu cực nhưng lại vô cùng khó bỏ

Theo các chuyên gia, hành động “Google” tất cả mọi thứ ngay từ lần đầu tiên tiếp cận một câu hỏi hay một vấn đề hóc búa trong cuộc sống là biểu hiện của sự phụ thuộc quá nhiều vào công cụ này. Trong thời gian dài, trí não sẽ không còn đủ linh hoạt trong việc phân tích và đưa ra giải pháp cho các vấn đề trong cuộc sống, kèm theo đó là sự suy giảm trí nhớ tệ dần theo thời gian.

Để từ bỏ thói quen này, người dùng nên cố gắng tìm cách giải quyết vấn đề trước khi tìm đến sự giúp đỡ của Google hoặc có thể dùng công cụ tìm kiếm buộc bản thân phải ghi nhớ câu trả lời.

FOMO trên các nền tảng mạng xã hội

FOMO (Fear Of Missing Out) hay Nỗi sợ bị bỏ lỡ là một khái niệm ngày càng phổ biến trong thế giới phẳng.

Những thói quen 'công nghệ' tiêu cực nhưng lại vô cùng khó bỏ

Tương tự như việc Google vô tội vạ, việc có thể tiếp cận nhanh và nhiều thông tin qua mạng xã hội khiến con người ta luôn trong tình trạng “sợ hãi” rằng mình sẽ bỏ lỡ một cái gì đó quan trọng đang diễn ra ngoài kia. Kết quả là, chúng ta sẽ thường xuyên “hóng drama” một cách cưỡng chế và hoàn toàn trong vô thức.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc FOMO liên tục có thể dẫn đến nhiều cảm giác tiêu cực như lo lắng, tự ti, điều này gây ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và tác động tiêu cực đến cuộc sống thực tế.

Sử dụng điện thoại trong vô thức

Đã bao giờ bạn vô tình "tiện tay" cầm điện thoại, sau đó mở khóa máy, lướt Facebook hoặc check thông báo nhưng không thực sự nhận thức được việc đang làm chưa? Hành động này hiện tại đang ngày càng phổ biến trong xã hội và được đánh giá là ngày càng khó thay đổi, một số thậm chí không nhận ra mình đã cầm smartphone cho đến khi giật mình thấy nó đã nằm trên tay từ lúc nào.

Những thói quen 'công nghệ' tiêu cực nhưng lại vô cùng khó bỏ

Dù vậy, việc sử dụng smartphone liên tục như vậy có hại nhiều hơn có lợi, bởi chúng chiếm dụng rất nhiều quỹ thời gian trong ngày, khiến cơ thể suy nhược do không được nghỉ ngơi . Để hạn chế thói quen này, người dùng có thể đặt smartphone xa khỏi tầm mắt, tắt thông báo hoặc bật chế độ không làm phiền khi làm việc, hoặc nghỉ ngơi. Trong thời gian “giải lao” thay vì cầm điện thoại, người dùng có thể đứng lên đi dạo quanh phòng, hoặc tập các bài thể dục tại chỗ.

Tải xuống quá nhiều ứng dụng mà không hoặc ít dùng tới

Những thói quen 'công nghệ' tiêu cực nhưng lại vô cùng khó bỏ

Nhiều người có thói quen cài đặt rất nhiều ứng dụng khi mới mua máy về và một trong số những ứng dụng đó sẽ mãi mãi không được đụng đến. Nhiều chuyên gia cho rằng thói quen này không tốt. Bên cạnh việc các ứng dụng này sẽ chiếm nhiều tài nguyên trên máy, người dùng còn có thể bị làm phiền và phân tâm bởi các thông báo từ nhiều ứng dụng khác nhau.

G.N