Tình trạng tiêu chảy, táo bón lâu ngày sẽ gây hại cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của trẻ em. Tuy nhiên theo số liệu Viện Dinh dưỡng, tỷ lệ trẻ có biểu hiện rối loạn tiêu hóa là hơn 47% trong tổng số trẻ tới tư vấn và khám bệnh tại đây. Dựa theo thống kê tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội , tỷ lệ này lên tới 59% ở trẻ dưới 12 tháng tuổi và 40% ở trẻ từ 1 - 2 tuổi.

Vào các mùa mưa, đặc biệt vào từ tháng 4 đến tháng 7, mùa nóng ẩm cũng thời gian đỉnh điểm mà các vi khuẩn sinh sôi kèm theo ăn những món không hợp vệ sinh dễ nhiễm trùng đường tiêu hóa dẫn đến trẻ gặp vấn đề tiêu chảy, táo bón.

Bệnh tiêu chảy ở bé - bố mẹ bỉm chớ bỏ qua!
Tiêu chảy là căn bệnh trẻ em thường xuyên gặp phải - Hình minh họa

Nguyên nhân trẻ thường xuyên mắc bệnh tiêu chảy - táo bón

Chia sẻ với chương trình Bác sĩ nói gì?, BS. Trần Vũ Lan Hương - Chuyên gia dinh dưỡng Nội tiết Viện Y Dược học dân tộc Tp.HCM cho biết, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng trẻ bị táo bón là do thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống không hợp lý. Ngoài ra, trẻ thường xuyên mắc phải bệnh do các nguyên nhân sau:

Bệnh tiêu chảy ở bé - bố mẹ bỉm chớ bỏ qua!
Trẻ biếng ăn các loại rau, củ, quả dẫn đến táo bón - Hình minh họa.

Những biểu hiện ở trẻ bị tiêu chảy, táo bón - cha mẹ chớ bỏ qua!

Theo bác sĩ BS. Trần Vũ Lan Hương, phần lớn mọi người đều nghĩ trẻ không đi ngoài được là do táo bón nhưng ngoài ra còn các yếu tố khác khiến bé gặp “khó khăn” khi đại tiện.

Với đường tiêu hóa, trẻ nên đi ngoài trung bình ít nhất 3 lần/tuần, khi trẻ đi ít hơn 1-2 lần thì sẽ được gọi là táo bón kèm theo đó là là những tiêu chí: phải rặn khi đi ngoài, phân khô. Trong trường hợp các tình trạng trên kéo dài trong 3 tháng thì bé được xác định là mắc bệnh táo bón.

Khi trẻ đi phân ra lỏng, phân ra nước, phân ra máu và khi trẻ đi ngoài 3 lần/ngày nhưng vẫn có cảm giác mệt mỏi, lử đừ thì đó là biểu hiện của tình trạng tiêu chảy.

Căn bệnh phổ biến nhưng hậu quả nghiêm trọng ở trẻ

Khi táo bón kéo dài ở trẻ em không được điều trị sẽ dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng gồm:

Bệnh tiêu chảy ở bé - bố mẹ bỉm chớ bỏ qua!
Táo bón gây khó khăn cho trẻ em khi đại tiện - Hình minh họa

Các cách giúp bé không còn phải khó chịu bởi táo bón - tiêu chảy

Tùy thuộc vào nguyên nhân của tình trạng trẻ bị tiêu chảy, táo bón nặng hay nhẹ sẽ có những giải pháp cải thiện khác nhau. Nhưng cơ bản, việc điều trị sẽ bao gồm:

Cho trẻ uống nhiều nước và ăn nhiều chất xơ mỗi bữa ăn hằng ngày là hai điều quan trọng nhất để khắc phục tình trạng tiêu chảy, táo bón ở trẻ.

Nước sẽ kích thích nhu cầu ruột hoạt động mạnh mẽ hơn, giúp hệ tiêu hóa và bài tiết thức ăn ra bên ngoài một cách dễ dàng nhất. Bậc cha mẹ lưu ý khi cho con ăn dặm nên ăn những chất lỏng, mềm, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, tập cho trẻ thói quen đi ngoài đúng giờ cũng không kém phần quan trọng, thường xuyên cho trẻ vận động để tăng cường khả năng hoạt động ở các vùng cơ bụng và hậu môn.

Trên đây, là những thông tin hữu ích giúp các bậc cha mẹ thức tỉnh về vấn đề tiêu chảy, táo bón khi kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống sinh hoạt, tâm lý và sức khỏe của trẻ. Hy vọng những giải đáp này giúp cha mẹ tham khảo và có những phương pháp thích hợp để giúp trẻ thoát khỏi tình trạng này.