Mỗi trẻ nhỏ đều có thể gặp phải những vấn đề về thị lực và nếu không điều trị có thể để lại những biến chứng mù lòa cho trẻ. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu và điều trị kịp thời giúp trẻ có thể gần như hoàn toàn có trở về bình thường, giúp trẻ học tập và phát triển tốt nhất.
Trẻ có thể bị bệnh ở mắt nếu gặp phải những triệu chứng này
Cận thị là nguyên nhân gây ra vấn đề ở “cửa sổ tâm hồn” (Ảnh minh họa)

Cận thị là một trong những tật khúc xạ gặp nhiều nhất ở mọi độ tuổi, có cả học sinh – sinh viên, thanh niên, người trưởng thành, nhất là những người làm việc tại văn phòng. Việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử khiến đôi mắt điều tiết liên tục, rất dễ bị tổn thương và suy yếu. Với những trường hợp đã mắc cận thị, nếu không biết cách chăm sóc mắt thì rất dễ bị tăng độ nhanh và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.

Nheo mắt

Trẻ thường nheo mắt để cố nhìn rõ hơn hoặc phản ứng với ánh sáng chói và mạnh. Nheo mắt trong giây lát giúp cải thiện thị lực bằng cách thay đổi một chút hình dạng của mắt. Nếu mắt tròn, ánh sáng sẽ dễ dàng đi đến một điểm nằm trong võng mạc của mắt. Nheo mắt giúp cải thiện thị lực, đồng thời giảm lượng ánh sáng đi vào mắt, giúp bé dễ dàng tập trung vào một vật thể hơn. Trẻ em nheo mắt thường xuyên có thể là dấu hiệu của thị lực kém và cần được kiểm tra.

Thường xuyên dụi mắt

Nhiều trẻ nhỏ dụi mắt khi sắp đi ngủ, điều này khá bình thường. Tuy nhiên, dụi mắt cũng là một dấu hiệu của dị ứng, mỏi mắt hoặc các vấn đề về thị lực khác. Các tình trạng y tế như viêm kết mạc dị ứng có thể gây ngứa mắt hoặc các hội chứng khác về mắt.

Trẻ có thể bị bệnh ở mắt nếu gặp phải những triệu chứng này
Dụi mắt nhiều ở trẻ sẽ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc (Ảnh minh họa)

Nhìn mờ khi các vật ở xa

Nhìn mờ khi các đồ vật ở xa là dấu hiệu nhận biết trẻ đang gặp phải tình trạng ở mắt: cận, loạn,... Người gặp tình trạng ở mắt sẽ rất dễ dàng nhìn gần nhưng lại khó khăn trong việc nhìn xa.

Đối với trẻ em, bạn có thể nhận thấy trẻ cũng gặp khó khăn khi nhìn ở khoảng cách xa. Trẻ dường như không thể nhận biết được các vật thể ở xa, cần phải thường xuyên cầm đồ vật ở gần mắt. Trẻ trong độ tuổi đến trường thì cần ngồi gần tivi, cúi sát mặt xuống sách hoặc ngồi bàn đầu trong lớp học mới nhìn rõ được.

Mỏi mắt và nhức đầu

Khi bị cận thị, trẻ phải liên tục điều chỉnh cơ mắt để nỗ lực nhìn những vật ở xa. Điều này khiến cơ mắt phải làm việc và hoạt động nhiều, dẫn đến mỏi mắt. Mỏi mắt khiến trẻ phải nháy mắt liên tục; cũng có thể dẫn đến đau đầu, mệt mỏi, chảy nước mắt, ngứa hoặc khô mắt.

Trẻ có thể bị bệnh ở mắt nếu gặp phải những triệu chứng này
Nhức mỏi mắt thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến thị giác của trẻ (Ảnh minh họa)

Nhức đầu cũng là một dấu hiệu của cận thị mà rất nhiều người dễ bỏ qua. Nếu trẻ hay than phiền về những cơn nhức đầu thường xuyên thì bạn đừng nên xem thường. Bởi nhức đầu đôi khi lại là hậu quả của việc căng mắt lâu ngày mà nguyên nhân thường gặp là do cận thị. Tuy nhiên, nhức đầu cũng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác. Hãy theo dõi cơn đau đầu của trẻ, nếu nó vẫn kéo dài thì hãy thăm khám càng sớm càng tốt.

Ngồi gần các thiết bị điện tử

Khi trẻ ngồi quá gần tivi hoặc cúi đầu sát xuống khi đọc sách hoặc xem máy tính bảng thường là dấu hiệu của cận thị. Trẻ bị cận thị nhìn kém ở khoảng cách xa, nhìn tốt ở cự ly gần. Di chuyển mắt lại gần một vật sẽ đưa vật đó về tiêu điểm rõ ràng, làm cho ảnh của vật lớn hơn. Nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện nhìn sát đồ vật, cha mẹ nên cho con đi khám mắt vì nếu các vấn đề về thị lực kéo dài và không được điều chỉnh có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Trẻ có thể bị bệnh ở mắt nếu gặp phải những triệu chứng này
Không nên cho trẻ ngồi quá gần với các thiết bị điện tử (Ảnh minh họa)

Cách phòng chống để tránh trẻ bị cận thị

Để ngăn ngừa những vấn đề thị lực nghiêm trọng là nhận biết sớm các dấu hiệu của cận thị để thăm khám và điều trị kịp thời. Vì không phải lúc nào bạn cũng có thể dễ dàng nhận biết các dấu hiệu cận thị và những vấn đề với thị lực ở trẻ cần được đưa đến bác sĩ kiểm tra thường xuyên.

Trẻ em cần được đo thị lực và tầm soát các bệnh về mắt với bác sĩ nhãn khoa vào các khoảng thời gian sau: trước 1 tuổi, năm 3 tuổi và trước khi bước vào lớp 1, sau đó là 2 năm/lần sau mỗi năm học. Ngoài việc thăm khám mắt định kỳ, bạn có thể áp dụng cho trẻ một số cách đơn giản sau đây để ngăn ngừa tật cận thị:

  • Dành thời gian tham gia các hoạt động ngoài trời và tiếp xúc với ánh nắng nhiều hơn.

  • Hạn chế học tập và làm việc trong không gian thiếu ánh sáng.

  • Hạn chế thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử như tivi, điện thoại,…

  • Nghỉ ngơi để thư giãn và kéo căng cơ mắt.

  • Đeo kính râm khi ra bên ngoài trời nắng gắt.

  • Ăn thực phẩm bổ sung các dưỡng chất tốt cho mắt cận thị như vitamin A, C và lutein. Chúng có nhiều trong rau xanh lá, trái cây tươi, các loại củ màu cam đỏ.

Cận thị có thể dẫn đến hiệu quả học tập, sinh hoạt và làm việc giảm sút; thậm chí gây ra các vấn đề thị lực nghiêm trọng hơn như bong võng mạc, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp,… Vì vậy, đừng bao giờ chủ quan trước dấu hiệu của cận thị, sớm nhận biết và điều trị từ sớm.