Căn bệnh Tan máu bẩm sinh (Thalassemia) là một nhóm bệnh lý huyết học di truyền gây ra tình trạng các hồng cầu bị phá hủy quá mức dẫn đến tình trạng thiếu máu ở người mắc bệnh.
Tan máu bẩm sinh ở trẻ - cha mẹ chớ xem thường
Thalassemia là căn bệnh di truyền phổ biến trong xã hội (Ảnh minh hoạ)

Đây là nhóm bệnh di truyền lặn trên nhiễm sắc thể thường, gặp ở khá nhiều người trong quần thể. Do vậy, tỷ lệ nam và nữ bị bệnh như nhau. Khi cả vợ và chồng cùng mang gen bệnh thalassemia thì mỗi lần sinh có 25% nguy cơ con bị bệnh, 50% khả năng con mang một gen bệnh và 25% khả năng con bình thường. Thalassemia gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của bệnh nhân, gia đình người bệnh và cả cộng đồng, dân tộc.

Theo thông tin được chia sẻ từ BS CKII Phạm Tuấn Dương (Trưởng phòng xét nghiệm phòng khám đa khoa SBB), thành phần chính của hồng cầu là huyết sắc tố, huyết sắc tố bình thường gồm 2 chuỗi globin α và 2 chuỗi globin β. Trong bệnh Tan máu bẩm sinh, các hồng cầu chứa các Huyết sắc tố bất thường tạo ra do sự tổng hợp thiếu hụt hoặc tạo ra một hoặc nhiều chuỗi globin bất thường trong huyết sắc tố của hồng cầu.

Do đó các Hồng cầu của người bệnh Thalassemia thường không bền, bị phá huỷ sớm làm bệnh nhân bị thiếu máu và ứ sắt là 1 thành phần tồn lưu khi các hồng cầu bị phá hủy. Hồng cầu bị phá hủy sớm diễn ra liên tục, hoặc có thể bị tan máu thành từng đợt trong suốt cuộc đời người bệnh. Do có khả năng di truyền, nên các gen bệnh lý có thể lưu hành ở nhiều đời, ở từng gia đình, cộng đồng, quần thể và lan tràn theo xu hướng di dân.

Dễ nhầm lẫn các biểu hiện của bệnh

Theo bác sĩ BS CKII Phạm Tuấn Dương (Trưởng phòng xét nghiệm phòng khám đa khoa SBB), tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh mà các triệu chứng sẽ biểu hiện khác nhau. Nhiều trẻ sẽ xuất hiện dấu hiệu Thalassemia ngay sau khi sinh hoặc 1-5 năm sau các dấu hiệu mới khởi phát, nhưng cũng có trường hợp người bệnh chỉ được phát hiện lần đầu ở tuổi trưởng thành hoặc trung niên..

Về lâm sàng, có chia ra 5 mức độ biểu hiện tùy theo loại gen bệnh lý, tình trạng đồng hoặc dị hợp tử gen bệnh lý và sự phối hợp các gen bệnh lý khác nhau ở mỗi người bệnh:

Tan máu bẩm sinh ở trẻ - cha mẹ chớ xem thường
Triệu chứng tan máu bẩm sinh ở trẻ thường gây nhầm lẫn với tình trạng thiếu máu nhẹ
(Ảnh minh hoạ)

Thalassemia - Căn bệnh khó chữa nhưng dễ phòng ngừa

Chia sẻ với chương trình Nhật ký hạnh phúc, bác sĩ Trần Thị Bích Thuỷ cho biết, bệnh nhân thường vào viện với các dấu hiệu và triệu chứng lâm sàng thiếu máu. Về bản chất, điều trị bệnh thalassemia ở trẻ nên được bắt đầu ngay khi có các triệu chứng, có như vậy mới có thể phát hiện được bệnh sớm nhất có thể, điều trị kịp thời và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Bác sĩ sẽ thăm khám, phát hiện ra các triệu chứng thực thể trên lâm sàng, từ đó chỉ định các xét nghiệm phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh. Thực hiện điều trị sớm sẽ giúp trẻ mắc bệnh Thalassemia có thể có cuộc sống bình thường.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khỏe không chỉ cho bản thân người bệnh, mà còn ngăn chặn căn bệnh tan máu bẩm sinh xuất hiện ở trẻ, cha mẹ cần thực hiện xét nghiệm và tư vấn tiền hôn nhân, đặc biệt là những người thuộc nhóm đối tượng nguy cơ của bệnh cần được tư vấn, làm các xét nghiệm để được phát hiện người khỏe mang gen Thalassemia và tư vấn phù hợp.

Nếu cả 2 vợ chồng đều mang gen bệnh Thalassemia, cần được tư vấn trước khi có ý định mang thai, cũng như sàng lọc thai trước sinh; nên làm các xét nghiệm tầm soát và chẩn đoán gen đột biến khi thai được 12 – 18 tuần. Phương pháp được thực hiện có thể là chọc ối hoặc sinh thiết gai nhau để tìm đột biến gen (nếu có).

SBB Healthcare - đơn vị tiên phong đưa giải pháp khám sức khỏe cao cấp đến văn phòng khách hàng qua ứng dụng công nghệ hiện đại.

Với mạng lưới các bác sỹ uy tín dày dặn kinh nghiệm, đã và đang công tác tại các bệnh viên hàng đầu Việt Nam, phối hợp cùng chuẩn mực chăm sóc khách hàng cao cấp, SBB Healthcare mang đến sự tin tưởng, dịch vụ Y Tế chuyên nghiệp, đáp ứng mọi nhu cầu về sức khoẻ nơi làm việc.

Thông tin liên hệ:

Website: https://sbb.vn

Facebook: https://www.facebook.com/SbbhealthcareVN/

Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCsBnz5blp80SzKl4ItJTlwQ