Cảm cúm

Cảm cúm là căn bệnh dễ mắc phải nhất trong thời điểm giao mùa do sự thay đổi đột ngột của thời tiết. Cơ thể vào thời điểm giao mùa có thể không làm quen kịp với sự chuyển giao thời tiết từ đó làm giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch với các loại vi khuẩn, khiến mọi người mắc phải bệnh cảm cúm. Cảm cúm mặc dù ít nguy hiểm và có thể tự khỏi sau một thời gian nghỉ ngơi và bồi bổ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt cảm cúm có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và gây tử vong.

3 bệnh dễ mắc phải vào thời điểm giao mùa
Cảm cúm dễ mắc phải vào thời điểm giao mùa (Ảnh minh hoạ)

Một số triệu chứng thường thấy của bệnh cảm cúm là:

Ở một số bệnh nhân bị cảm cúm nặng, tình trạng nôn mửa và tiêu chảy, khó thở có thể xảy ra.

Khi gặp các dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc phải cảm cúm nặng, hãy đến ngay các cơ sở y tế uy tín gần nơi sinh sống để tiến hành khám và chữa trị sớm nhất có thể. Để phòng ngừa bệnh, bạn nên thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, rửa tay thường xuyên để loại trừ mầm bệnh.

Viêm Họng

Viêm họng là căn bệnh phổ biến ở Việt Nam, bệnh thường xuất hiện khi người bệnh nhiễm phải virus cúm A, virus cúm B, Covid - 19,... Các loại virus này thường gây lở loét lạnh dẫn đến viêm họng.

3 bệnh dễ mắc phải vào thời điểm giao mùa
Viêm họng là căn bệnh phổ biến (Ảnh minh hoạ)

Các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm họng là:

Người bệnh viêm họng ở nước ta thường tự tìm cách chữa trị viêm họng tại nhà, một số phương pháp thông dụng thường được sử dụng là thường xuyên uống nước ấm, súc miệng bằng nước muối ấm để loại bỏ vi khuẩn và uống trà gừng mỗi ngày. Trong trường bệnh không thuyên giảm sau một thời gian sử dụng các phương pháp thông thường, người bệnh cần đến gặp bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời và tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh diễn ra.

Bệnh sởi

Bệnh sởi thường bùng phát vào tháng 9 - 10 hằng năm do virus truyền nhiễm sởi gây ra. Người bệnh sau khi tiếp xúc với virus sởi từ 10 - 12 ngày sẽ mắc bệnh và có các triệu chứng như sau:

3 bệnh dễ mắc phải vào thời điểm giao mùa
Virus sởi (Ảnh minh hoạ)

Người mắc bệnh sởi nếu không được chữa trị kịp thời còn có thể mắc phải các biến chứng nặng hơn của bệnh như viêm tai giữa, tiêu chảy, viêm não, viêm phổi…Khi mắc phải bệnh, bệnh nhân không được chủ quan tự điều trị mà phải đến ngay các cơ sở y tế chuyên môn để thăm khám. Một số biện pháp thường được bác sĩ sử dụng trong quá trình điều trị bệnh sởi là:

Với bệnh sởi, việc phòng bệnh nên được chuẩn bị từ sớm. Tiêm vắc xin bệnh sởi là biện pháp tốt nhất hiện nay để ngăn ngừa căn bệnh. Nên tiến hành tiêm vắc xin sởi cho trẻ em, phụ nữ mang thai, những người có sức đề kháng yếu trong cộng đồng giúp giảm số người mắc phải và lây nhiễm bệnh.

Thời tiết giao mùa là thời tiết dễ mắc bệnh nhất trong năm, hãy luôn luôn đề phòng các mầm bệnh để bảo vệ bản thân và gia đình. Duy trì chế độ sinh hoạt khỏe mạnh, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và vệ sinh cơ thể thường xuyên để loại bỏ các mầm bệnh nguy hiểm là cách tốt nhất để ngăn ngừa các căn bệnh vào thời điểm này.