Theo Healthgrades, liệu pháp xạ trị là một phương pháp điều trị phổ biến và hiệu quả đối với bệnh ung thư. Nó liên quan đến việc sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư, thu nhỏ khối u và giảm bớt các triệu chứng.

9 điều bạn cần biết về xạ trị trước khi tiến hành điều trị ung thư
Xạ trị ung thư là liệu pháp điều trị phổ biến. (Ảnh: Penn State Health News)

Bất chấp những lợi ích của nó, nhiều người có quan niệm sai lầm về xạ trị, điều này có thể khiến nhiều bệnh nhân không yên tâm về phương pháp điều trị này. Dưới đây là những điều quan trọng cần biết về xạ trị có thể giúp xua tan những lầm tưởng và lo lắng phổ biến.

  1. Xạ trị là phương pháp điều trị ung thư an toàn và hiệu quả.

Xạ trị đã được sử dụng trong hơn một thế kỷ để điều trị ung thư và đã được chứng minh là một cách an toàn và hiệu quả để tiêu diệt tế bào ung thư. Phương pháp điều trị này đã tiến bộ đáng kể trong những năm qua, có tác dụng hiệu quả hơn và ít gây tổn hại đến các mô khỏe mạnh xung quanh.

Ngoài ra, xạ trị thường được sử dụng kết hợp với các phương pháp điều trị ung thư khác, chẳng hạn như hóa trị, để tăng cường hiệu quả và giảm nguy cơ tái phát ung thư.

  1. Nó có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư.

Xạ trị có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư, bao gồm ung thư vú, phổi, tuyến tiền liệt và đầu và cổ. Nó có thể được sử dụng để thu nhỏ khối u, giảm bớt các triệu chứng và ngăn ngừa ung thư lan sang các bộ phận khác của cơ thể. Loại xạ trị được sử dụng và kế hoạch điều trị cụ thể sẽ phụ thuộc vào loại ung thư, vị trí của khối ung thư và sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.

  1. Xạ trị không xâm lấn.

Không giống như một số phương pháp điều trị ung thư khác, chẳng hạn như phẫu thuật, xạ trị không xâm lấn, có nghĩa là không cần tiến hành rạch vùng điều trị hoặc các thủ thuật xâm lấn khác. Thay vào đó, bức xạ được đưa ra bên ngoài hoặc vào bên trong cơ thể bằng các thiết bị tiên tiến. Điều này làm cho xạ trị trở thành một lựa chọn tốt cho những người không thể trải qua phẫu thuật hoặc những người không muốn trải qua các thủ thuật xâm lấn.

  1. Xạ trị thể gây ra tác dụng phụ.

Mặc dù phương pháp xạ trị nhìn chung khá an toàn và hiệu quả, tuy nhiên nó cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn khác. Các tác dụng phụ phổ biến nhất bao gồm kích ứng da, mệt mỏi và thay đổi diện mạo ở vùng da điều trị. Tuy nhiên, những tác dụng phụ này thường nhẹ và có thể kiểm soát được bằng cách chăm sóc da và nghỉ ngơi hợp lý.

9 điều bạn cần biết về xạ trị trước khi tiến hành điều trị ung thư
Phương pháp xạ trị có thể gây ra một số tác dụng phụ nhẹ.
  1. Xạ trị được tùy chỉnh cho từng bệnh nhân.

Xạ trị được tùy chỉnh cho từng bệnh nhân dựa trên loại và giai đoạn ung thư, cũng như sức khỏe tổng thể của họ. Điều này có nghĩa là mỗi bệnh nhân sẽ nhận được một kế hoạch điều trị khác nhau được thiết kế để nhắm mục tiêu vào bệnh ung thư cụ thể của họ và giảm thiểu nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ.

  1. Thời gian xạ trị có thể khác nhau.

Thời gian xạ trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào loại và giai đoạn ung thư, cũng như sức khỏe tổng thể của bệnh nhân. Một số bệnh nhân có thể được xạ trị chỉ trong vài tuần, trong khi những người khác có thể được điều trị trong vài tháng.

  1. Xạ trị có thể được thực hiện trong môi trường ngoại trú.

Trong hầu hết các trường hợp, xạ trị được thực hiện trong môi trường ngoại trú, có nghĩa là bệnh nhân không cần phải ở lại bệnh viện qua đêm. Điều này làm phương pháp xạ trị trở thành một lựa chọn điều trị thuận tiện và dễ tiếp cận đối với nhiều người.

  1. Xạ trị không gây nhiễm phóng xạ.

Một trong những quan niệm sai lầm lớn nhất về xạ trị là nó khiến bệnh nhân bị nhiễm các chất phóng xạ. Quan niệm này là hoàn toàn sai lệch, phương pháp xạ trị sử dụng bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư nhưng không làm cho người bệnh bị nhiễm phóng xạ hoặc gây rủi ro cho người khác.

Tóm lại, xạ trị là một phương pháp điều trị ung thư an toàn và hiệu quả, có thể được sử dụng để điều trị nhiều loại ung thư. Xạ trị không gây ra xâm lấn nhưng có thể gây ra các tác dụng phụ nhẹ có thể kiểm soát được và được tùy chỉnh cho từng bệnh nhân dựa trên bệnh ung thư cụ thể và sức khỏe tổng thể của họ.