Hiện tượng chuột rút có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là người lớn tuổi. Theo thống kê, có khoảng ⅓ người trên 60 tuổi và ½ tổng số người từ 80 tuổi trở lên thường xuyên bị chuột rút, đặc biệt là vào ban đêm. Trong đó, số người bị chuột rút nhiều hơn 3 lần/ 1 tuần chiếm tỉ lệ 4/10. Tùy theo thể trạng mỗi người mà cơn đau do hiện tượng này mang lại có thể kéo dài trong vài giây hay thậm chí vài phút.

Với kinh nghiệm lâu năm trong việc tham gia vật lý trị liệu, Thạc sĩ - Bác sĩ Trần Minh Hoàng đến từ Trung tâm vật lý trị liệu phục hồi chấn thương RTD Rehab đã có những chia sẻ chuyên sâu về hiện tượng này trong Chương trình Bác sĩ nói gì #21.

Thường xuyên bị chuột rút có nguy hiểm không?
Bác sĩ Trần Minh Hoàng trong Chương trình Bác sĩ nói gì #21.

- Chuột rút là gì?

Theo chia sẻ của Thạc sĩ - Bác sĩ Trần Minh Hoàng đến từ Trung tâm vật lý trị liệu phục hồi chấn thương RTD Rehab, hiện tượng chuột rút (hay còn gọi là vọp bẻ) là trường hợp co thắt cơ, gây đau dữ dội và hạn chế tầm vận động cơ trong một khoảng thời gian nhất định. Những cơn chuột rút xuất hiện khá đột ngột nên nếu không biết cách đối phó sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng.

- Nguyên nhân gây ra chuột rút là gì?

Theo Bác sĩ Hoàng, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra hiện tượng chuột rút, dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất:

- Biểu hiện khi bị chuột rút là gì?

Khi bị chuột rút, người bệnh thường có những biểu hiện dễ nhận biết như cơ bị co thắt lại, không thể di chuyển hay cử động, không điều khiển được vùng cơ,...

- Thường xuyên bị chuột rút có phải là bệnh lý gây ra không?

Theo Bác sĩ Hoàng, việc thường xuyên bị chuột rút không hẳn là bệnh lý gây ra mà nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể bị mất nước, vận động quá mức gây mỏi cơ, mất cân bằng chất điện giải hoặc do lượng oxy cung cấp cho cơ bị thiếu hụt.

Dù bất kỳ ai cũng đều có nguy cơ bị chuột rút nhưng dưới đây là một số đối tượng cần chú ý vì nguy cơ cao dễ mắc chuột rút:

Thường xuyên bị chuột rút có nguy hiểm không?
Mẹ bầu là đối tượng có nguy cơ cao dễ mắc chuột rút.

Ngay khi cảm thấy cơ thể xuất hiện dấu hiệu báo hiệu bị chuột rút như cơ bắp tay hoặc chân co thắt lại thì hãy dừng lại hoạt động đang làm, sau đó cố gắng thả lỏng cơ bị chuột rút để cơ bắp được thư giãn, từ từ duỗi tay hoặc chân để giảm tình trạng căng cơ và liên tục lặp đi lặp lại như vậy cho đến khi thấy tình trạng thuyên giảm. Sau cùng đừng quên xoa bóp nhẹ nhàng vùng cơ vừa bị căng nhằm tăng lưu lượng máu và giảm khả năng tái phát chuột rút.

Chuột rút không phải là tình trạng bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên khi bị chuột rút người bệnh cần được xử lý kịp thời. Nếu hiện tượng này xảy ra với tần suất cao thì bạn nên đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám để tránh những hậu quả nghiêm trọng do chuột rút gây ra cho cơ thể.

Doctor Network - mạng xã hội y tế hàng đầu Việt Nam

Doctor Network là một nền tảng video mạng xã hội giúp kết nối các bác sĩ và cộng đồng những người quan tâm chăm sóc sức khỏe trên toàn cầu. Với mục tiêu nâng cao hiểu biết sức khỏe toàn diện cho tất cả mọi người nhằm góp phần xây dựng cộng đồng khỏe - đẹp – hạnh phúc, Doctor Network cung cấp cho người dùng các nội dung video thông tin y tế, các khóa học, hội thảo, sự kiện về chăm sóc sức khỏe đa dạng, hữu ích, đáng tin cây và được xác thực 100% từ các bác sĩ và chuyên gia y tế uy tín. Đặc biệt, Doctor Network còn là một mạng xã hội dành riêng cho các bác sĩ để giao lưu, trao đổi và chia sẻ kiến thức cũng như kinh nghiệm chuyên môn.

Nền tảng Doctor Network thuộc sở hữu của công ty Doctor Network US. Tại thị trường Việt Nam, Doctor Network được quản lý, vận hành bởi công ty thành viên Doctor Network Việt Nam. Theo đó, MCV Group đã được chọn lựa trở thành đối tác chiến lược - MCN (Multi-channel network – mạng đa kênh) đầu tiên của Doctor Network ở Việt Nam với vai trò quản lý, phát triển và hỗ trợ các kênh đối tác trên nền tảng.