Những vụ triệu hồi xe máy đình đám tại Việt Nam
Theo đó, trong tháng 5, Honda Việt Nam thông báo chiến dịch triệu hồi đối với 1.332 xe SH thuộc phiên bản SH300i nhập khẩu từ Ý. Các xe máy thuộc diện triệu hồi được sản xuất trong thời gian từ tháng 6/2018 đến 5/2020.
Nguyên nhân cho lần triệu hồi này, theo lý giải của Honda là để lắp thêm phụ tùng kiểm soát hơi xăng Canister cho xe.
Tiếp theo đó, vào tháng 7, Honda Việt Nam triển khai một đợt triệu hồi khác liên quan đến 6 xe CBR1000RR-R sản xuất tại Nhật Bản trong khoảng thời gian từ ngày 3/2/2020 đến tháng 6/2020 nhằm kiểm tra và thay thế tấm nối giảm xóc sau.
Honda CBR1000RR-R bị triệu hồi vì phụ kiện giảm xóc. |
Thông tin lý giải từ Cục Đăng kiểm, tấm nối giảm xóc sau trên xe có tác dụng truyền lực tác động từ mặt đường lên khung xe, triệt tiêu và giảm xóc cho xe.
Tuy nhiên, kết quả kiểm tra nhận thấy rằng trong quá trình lắp ráp tại nhà máy, do sơ xuất nên nhân viên đã lắp tấm nối giảm xóc sau trên những chiếc CBR1000RR-R nói trên sai tiêu chuẩn khiến ảnh hưởng chất lượng và buộc phải hậu kiểm triệu hồi.
Giá ô tô tăng mạnh trong quý 1/2022 Nhu cầu tăng cao của thị trường khiến giá ô tô tiếp tục có chiều hướng đi lên trong quý 1/2022 sau khi nhiều chính ... |
Vào thời điểm cuối tháng 10, Honda tiếp tục triệu hồi hơn 300 chiếc xe máy thuộc bộ 3 xe phân khối lớn, bao gồm CBR500R, CB500F và CB500X.
Cụ thể, có 89 chiếc CBR500R, sản xuất từ tháng 8/2019 đến 1/2020; 39 chiếc CB500F sản xuất trong thời gian từ tháng 11/2019 đến 1/2020; 198 chiếc CB500X xuất xưởng từ 7/2019 đến 1/2020 nằm trong danh sách triệu hồi lần này.
Nguyên nhân cho lần triệu hồi này được xác định do bộ điều biến ABS (thiết bị phân phối dầu phanh của hệ thống phanh ABS trên xe đã điều chỉnh lượng mỡ không theo tiêu chuẩn trong quá trình bảo dưỡng máy bôi mỡ cho bộ điều biến, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của khách hàng trong quá trình vận hành xe.