Theo thông tin được ông Bùi Minh Đức - điều phối viên truyền thông của Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (iSEE) ở Hà Nội, cho hay, sau vài tháng chờ đợi, chiến dịch đã nhận được sự phản hồi của tổ chức WHO Việt Nam với thông điệp tích cực. Trong thư phản hồi, đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam, tiến sĩ Kidong Park khẳng định “WHO đang tiếp tục làm việc để tổng hợp các bằng chứng về tác hại và mức độ của việc thực hành và sử dụng các liệu pháp chữa trị đối với người đồng tính, song tính và chuyển giới, bao gồm cả ở Việt Nam. Ở thời điểm hiện tại, với các bằng chứng thu thập được trên toàn cầu, WHO giữ vững lập trường rằng mọi nỗ lực nhằm thay đổi xu hướng tính dục của một người không dị tính là thiếu cơ sở y khoa và không thể chấp nhận về mặt đạo đức.”

Đại diện WHO Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan trong lĩnh vực sức khỏe, từ nhà nước đến nhân viên y tế, bệnh nhân và cả cộng đồng để đảm đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đóng vai trò trong việc bảo vệ quyền và nhân phẩm của từng cá nhân, cũng như cùng nhau đứng lên chống lại các hành vị lạm dụng.

WHO Việt Nam khẳng định LGBTQ+ không phải bệnh hay rối loạn tâm lý
Toàn văn thư trả lời của đại diện WHO tại Việt Nam về chiến dịch

Đại diện WHO Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục làm việc với các bên liên quan trong lĩnh vực sức khỏe, từ nhà nước đến nhân viên y tế, bệnh nhân và cả cộng đồng để đảm đảm bảo rằng tất cả mọi người đều đóng vai trò trong việc bảo vệ quyền và nhân phẩm của từng cá nhân, cũng như cùng nhau đứng lên chống lại các hành vị lạm dụng.

Trước đó, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các Hiệp hội ngành nghề tâm lý và tâm thần trên thế giớii đã công nhận LGBTIQ hoàn toàn không phải là một bệnh lý. Những phát biểu của WHO Việt Nam có thể đóng vai trò quan trọng trong việc khẳng định rõ ràng rằng các hình thức bạo hành này là sai trái, lỗi thời, không hiệu quả và có thể để lại những tổn thương không thể khắc phục được

WHO Việt Nam khẳng định LGBTQ+ không phải bệnh hay rối loạn tâm lý
nguồn ảnh: Thư viện LGBT

Bất chấp những tiến bộ trong việc công nhận và bảo vệ sức khỏe của người LGBTIQ trên toàn thế giới, các liệu pháp chữa trị, và rộng hơn, những hiểu lầm về việc LGBTIQ là bệnh vẫn còn tồn tại ở Việt Nam. Người LGBTIQ thường xuyên là nạn nhân của việc “chữa trị” nhằm giúp họ khỏi “bệnh”, từ bắt buộc thay đổi ngoại hình, ép đi gặp bác sĩ hoặc thầy cúng, ép dùng thuốc, ép kết hôn cho tới hiếp dâm để chữa trị. Cứ 5 người LGBTIQ thì có 1 người bị ép đi gặp bác sĩ sau khi tiết lộ danh tính là người LGBTIQ, và hơn 60% người LGBTIQ phải đối mặt với áp lực tâm lý khi phải tuân theo các chuẩn mực dị tính. Sự phân biệt đối xử và bạo lực đối với người LGBTIQ dẫn đến những tổn thương về thể chất và tinh thần không thể bù đắp, góp phần làm tăng tỷ lệ người có ý định tự tử trong cộng đồng LGBTIQ tại Việt Nam