Theo cái cách thông thường mà phần đông giới mộ điệu sẽ hiểu rằng, nguồn thu nhập chính của giới cầu thủ sẽ đến từ những hoạt động xung quanh bóng đá của họ. Tùy theo vị trí và khả năng chơi bóng mà mỗi cầu thủ sẽ có một mức thu nhập khác nhau. Thu nhập ở đây có thể nói đến lương, thưởng và tiền lót tay mà họ nhận được từ các CLB bóng đá.

Chung quy lại, với các cầu thủ nổi tiếng ở Việt Nam, họ chắc chắn sẽ có một nguồn thu nhập cực kỳ khổng lồ với những hoạt động bóng đá. Những con số kể trên là một niềm ao ước với phần đông người lao động ở Việt Nam.

Thế nhưng, với thế hệ cầu thủ ở thời điểm hiện tại, nguồn thu mà họ có được không dừng lại ở những câu chuyện liên quan đến sân cỏ. Những ngôi sao ĐT Việt Nam như Hoàng Đức, Quang Hải, Văn Toàn, Bùi Tiến Dũng... có muôn vàn cách kiếm tiền khác nữa, nhờ danh tiếng mà họ có được...

Chúng ta - những NHM rõ ràng là nên ủng hộ câu chuyện cầu thủ ngày càng thông minh hơn trong cách kiếm tiền, vì đơn giản là nó thức thời và phù hợp với thời đại. Tuy nhiên, những cách kiếm tiền bên ngoài sân cỏ lại không phải lúc nào cũng "an toàn" như khoản tiền lương hay lót tay, đâu đó, vẫn có những mối hiểm họa từ những khoản thu nhập không cố định này của các cầu thủ Việt Nam.

Công Vinh, Bùi Tiến Dũng... và những 'mảng tối' chuyện kiếm tiền bên ngoài sân cỏ
Quang Hải đang là "ông vua" quảng cáo của giới cầu thủ Việt Nam

Bảng báo giá gây sốt một thời của thủ môn Bùi Tiến Dũng

Lấy cột mốc là khi U23 Việt Nam tạo ra "cơn sốt" với ngôi Á quân giải U23 Châu Á 2018, nhiều cầu thủ đã trở thành ngôi sao trong lòng người hâm mộ. Họ không chỉ nhận được sự săn đón của giới truyền thông mà còn của nhiều nhãn hàng. Trong số các cầu thủ bước ra từ vinh quang của U23 Việt Nam, việc xây dựng thương hiệu là điều nâng giá trị chính bản thân.

Bùi Tiến Dũng - một gương mặt thân quen với người hâm mộ Việt Nam ở cả sân bóng lẫn ... trên sàn catwalk là một ví dụ điển hình như thế. Nhiều người cho rằng Bùi Tiến Dũng xuất hiện trên sàn catwalk là điều chẳng có gì đáng phê phán. Thậm chí, với một cầu thủ trẻ, điều đó có thể cho thấy một bước tiến về mặt hình ảnh, thương hiệu.

Công Vinh, Bùi Tiến Dũng... và những 'mảng tối' chuyện kiếm tiền bên ngoài sân cỏCông Vinh, Bùi Tiến Dũng... và những 'mảng tối' chuyện kiếm tiền bên ngoài sân cỏundefined

Bùi Tiến Dũng đã có những thời điểm cực hot trên mọi lĩnh vực, từ sân cỏ cho đến sàn catwalk

Khi "cơn sốt" U23 Việt Nam vẫn còn ngây ngất hồi năm 2018, cộng đồng mạng bất ngờ truyền tay nhau một bảng báo giá khủng của thủ môn Bùi Tiến Dũng. Theo như bảng báo giá được cộng đồng mạng lan truyền thì thủ môn Bùi Tiến Dũng là cầu thủ được ký hợp đồng bảo trợ thương hiệu bởi Orion Media. Đây được cho là công ty đang quản lý Bùi Tiến Dũng.

Theo đó, bảng báo giá được tính bằng USD, việc đăng quảng cáo trên facebook cá nhân có giá hơn 2.500 USD, livestream là 5.000 USD, tham dự event giá 10.000 USD, check-in địa điểm là 5.000 USD, giá quay quảng cáo là 50.000 USD, chụp ảnh 10.000 USD. Nếu trở thành gương mặt đại diện cho một ngành hàng thì mức thù lao được ấn định cho Bùi Tiến Dũng lên tới hơn 123.000 USD, tương đương hơn 2,7 tỷ đồng.

Công Vinh, Bùi Tiến Dũng... và những 'mảng tối' chuyện kiếm tiền bên ngoài sân cỏCông Vinh, Bùi Tiến Dũng... và những 'mảng tối' chuyện kiếm tiền bên ngoài sân cỏundefined

Thông cáo báo chí của CLB Thanh Hóa bảng báo giá của Bùi Tiến Dũng năm 2018

Bản báo giá của Bùi Tiến Dũng từng gây xôn xao dư luận với nhiều ý kiến trái chiều. Có ý kiến cho rằng, Dũng tự nâng giá bản thân theo dạng "ảo tưởng sức mạnh", đội bóng chủ quản của Bùi Tiến Dũng là Thanh Hoá thời điểm đó còn phát đi thông báo: "Bản báo giá quảng cáo này ảnh hưởng nghiêm trọng đến cá nhân cầu thủ Bùi Tiến Dũng, tập thể đội U23 Việt Nam, đội bóng chủ quản Thanh Hoá và cả nền bóng đá Việt Nam.

Nó khiến người hâm mộ Việt Nam, người dân Việt Nam có cái nhìn sai lệch thiếu thiện cảm về cầu thủ, về đội tuyển U23 Việt Nam và cả nền bóng đá của chúng ta. Niềm tin, tình yêu cho bóng đá Việt Nam, cầu thủ Việt Nam vừa được thổi bùng lên sẽ bị ảnh hưởng sau sự việc đáng tiếc này".

Thời điểm đó, người hâm mộ bày tỏ sự lo ngại, rằng người hùng của U23 Việt Nam sẽ đánh mất phong độ vì những yếu tố ngoài chuyên môn. Và thật đáng buồn, 4 năm sau khi nhìn lại hành trình của Bùi Tiến Dũng, sự lo ngại của giới mộ điệu với Dũng "gôn" đã trở thành hiện thực.

Công Vinh, Văn Thanh, Quế Ngọc Hải , Công Phượng, Quang Hải và những lùm xùm quảng cáo

Một ví dụ khác về hiểm họa từ những bản hợp đồng "quảng cáo" của giới cầu thủ Việt Nam có thể kể đến trường hợp của danh thủ Công Vinh.

Ngày 1/6, Lê Công Vinh bất ngờ xuất hiện trong đoạn clip quảng cáo cho một ứng dụng bóng đá. Đáng nói, đây là ứng dụng hướng dẫn người dùng đặt cược bầu cua, tài xỉu và bóng đá, hoạt động vốn chưa được cấp phép tại Việt Nam.

Trước làn sóng lên án từ dư luận, cựu danh thủ khẳng định mình không hề ký hợp đồng quảng cáo cho ứng dụng cá cược bóng đá mà chỉ đơn thuần là một ứng dụng xem bóng đá giải trí.

“Vinh xin phép được đính chính thông tin, chưa bao giờ Vinh nhận lời quảng cáo cho bất cứ APP (ứng dụng) cá độ bóng đá nào, mà các APP cá độ bóng đá đang cố ý sử dụng hình ảnh của Vinh trái phép.

Về vấn đề này, bên Vinh có ký hợp đồng cho phép sử dụng hình ảnh và bên agency cam kết đây chỉ là 1 APP xem live bóng đá giải trí, không hề liên quan đến trang cá cược nào”, Công Vinh chia sẻ trên facebook cá nhân.

Công Vinh, Bùi Tiến Dũng... và những 'mảng tối' chuyện kiếm tiền bên ngoài sân cỏ
Công Vinh quảng cáo web cá độ

Trong khi đó, người đại diện của CV9 cho hay: “Họ cam kết chỉ là ứng dụng xem TV online và có tên miền hoàn toàn khác, không liên quan đến cá cược.

Tuy nhiên, chúng tôi nhận được tin các trang web cá cược đang dùng hình ảnh Công Vinh trái phép. Phía Công Vinh đã liên hệ xử lý từ tuần trước nhưng không nhận được phản hồi. Chúng tôi đang thu thập chứng cứ và nhờ luật sư làm việc”.

Đây không phải lần đầu tiên một cầu thủ nhận quảng cáo cho các hình thức cờ bạc. Năm 2019, hậu vệ Vũ Văn Thanh cũng xuất hiện trong các quảng cáo của một sàn cá cược tiền số nhị phân - mô hình tài chính rủi ro cao chưa được cấp phép tại Việt Nam. Tuy nhiên, từ đó đến này, Vũ Văn Thanh không đưa ra bất cứ phát ngôn hay lời xin lỗi nào với công chúng.

Công Vinh, Bùi Tiến Dũng... và những 'mảng tối' chuyện kiếm tiền bên ngoài sân cỏ
Vụ việc Văn Thanh gây xôn xao dư luận một thời khi quảng cáo cho một mô hình tài chính rủi ro cao chưa được cấp phép tại Việt Nam

Năm 2018, đến lượt Quang Hải dính vào lùm xùm với một clip quảng cáo bia tương tự. Quang Hải xuất hiện trong đoạn video mà hãng bia này tái hiện pha đá phạt thành bàn trong trận chung kết giải U23 Châu Á giữa mưa tuyết Thường Châu.

Năm 2015, Công Phượng cũng dính "phốt" khi quảng cáo cho một hãng bia, sử dụng hình ảnh của đội tuyển U19 Việt Nam mà chưa xin phép.

Dù đơn vị quảng cáo không hề sử dụng hình ảnh thật của U23 Việt Nam, ngay cả chiếc áo Quang Hải mặc cũng không phải chiếc áo mà đội tuyển quốc gia và U23 đang sử dụng. Tuy nhiên, tất cả những hình ảnh đó đều khiến người xem đều liên tưởng đó là hình ảnh của U23 Việt Nam.

Hay là việc Tiến Linh hồn nhiên cầm áo đấu của 1 CLB nghệ sỹ như thể chuyển sang thi đấu chính thức cho đội bóng này. Hành động ấy ngay lập tức bị CLB chủ quản Bình Dương lên tiếng phê bình, buộc Tiến Linh phải xin lỗi.

Chưa hết, hồi năm 2020, Quế Ngọc Hải cũng đã gây bức xúc khi vi phạm bản quyền hình ảnh đội tuyển Việt Nam và mặc áo có cờ đỏ sao vàng không chuẩn mực đã phải lên tiếng xin lỗi.

Công Vinh, Bùi Tiến Dũng... và những 'mảng tối' chuyện kiếm tiền bên ngoài sân cỏ
Hình ảnh Quế Ngọc Hải quảng cáo trên một website game

Trong thời đại 4.0, việc các cầu thủ Việt Nam tiếp cận với những cách kiếm tiền bên ngoài sân cỏ là một bước đi cực kỳ tiến bộ và thức thời. Đã qua rồi cái thời tất cả sống dựa vào những bản hợp đồng chuyển nhượng "khủng" mà giá trị năng lực lại "ảo".

Giờ đây, các tuyển thủ có quyền phát triển hình ảnh cá nhân để khai thác triệt để nguồn thu mà họ có được. Rõ ràng, không ai cấm cản cách kiếm tiền tiên tiến này cả.

Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách làm thế nào để đúng với quy định của pháp luật. Những cầu thủ "con cưng" của chúng ta vẫn hàng ngày xuất hiện trên các quảng cáo, và họ nên thực sự có ý thức cũng như là sự chuyên nghiệp trong việc lựa chọn cái gì để quảng cáo. Đó là điều mà các cầu thủ ngày nay cần lưu ý nếu không muốn mất đi hình ảnh và danh tiếng của mình.

Bên cạnh đó, các tuyển thủ cũng nên nhìn nhận lại việc cân bằng những hoạt động bên ngoài sân cỏ với chuyên môn bóng đá của mình. Một cầu thủ thông minh không phải được chứng minh bởi việc kiếm tiền thật nhiều, sự "thông minh" của cầu thủ là làm sao, vừa giữ vững phong độ trên sân cỏ, vừa tạo ra những giá trị thu nhập "an toàn" bên ngoài...