Bệnh mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên phản ánh tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia, có từ 10-30% người trong độ tuổi trưởng thành phải “vật lộn” với chứng mất ngủ hay bệnh mất ngủ kinh niên. Người bị mất ngủ thường xuyên uể oải, mệt mỏi, khó tập trung làm việc, suy giảm trí nhớ, dễ gặp tai nạn khi tham gia giao thông,…

Mất ngủ - cảnh giác rối loạn thần kinh dẫn đến trầm cảm
Tình trạng mất ngủ ở nhiều người - Hình minh họa

Mất ngủ đang là bệnh lý được quan tâm hiện nay

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể bởi giấc ngủ giúp cơ thể được nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng. Một người bình thường có thời gian ngủ trung bình khoảng 7 - 8 giờ mỗi đêm, hoặc có thể dao động từ 4 - 11 giờ.

Theo Ths.BS Trần Thu Nga - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cho biết rằng theo thống kê nhận định rằng ⅓ dân số sẽ gặp phải tình trạng rối loạn giấc ngủ. Bên cạnh đó, các yếu tố tác động như căng thẳng trong thi cử, trong gia đình xảy ra vấn đề, lo lắng,.. cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ làm cho chất lượng giấc ngủ rối loạn.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất ngủ

Tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ đều xảy ra thường xuyên, ở hầu hết lứa tuổi. Vấn đề này có rất nhiều nguyên nhân, nhưng chung quy lại những nguyên nhân chính:

Về tâm lý: thường gặp phải ở những người trẻ nhiều hơn. Khi chúng ta có vấn đề căng thẳng, lo lắng, lo âu thường xuất phát từ các mối quan hệ xã hội hằng ngày làm ảnh hưởng giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ không cao.

Tai nạn giao thông: Theo thống kê của Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia có khoảng 30% trong tổng số các vụ tai nạn giao thông liên quan đến giấc ngủ, nhất là đối với các xe chạy tuyến đường dài được xác định nguyên nhân do tài xế bị mất ngủ, thiếu ngủ triền miên, ngủ gục, ngủ quên khi đang lái xe.

Suy giảm trí nhớ: Khi não bộ thường xuyên hoạt động và không được nghỉ ngơi sẽ dần bị tổn thương và giảm năng suất làm việc. Những người bị mất ngủ kéo dài thường rơi vào trạng thái nhớ nhớ, quên quên.

Các bệnh lý nội khoa: Thường gặp ở những người lớn tuổi. Tức trong cơ thể chúng ta luôn có những bệnh lý về tim mạch, nội tiết, đau nhức cơ xương khớp,... tất cả đều ảnh hưởng làm cho giấc ngủ không chất lượng dẫn đến tình trạng mất ngủ.

Biểu hiện và tác hại của tình trạng mất ngủ

Mất ngủ thường có những biểu hiện như: Khó vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, dậy quá sớm, ngủ dậy vẫn thấy mệt, tỉnh dậy nhiều lần trong giấc ngủ (mỗi lần 30 phút).

Nếu mất ngủ thoáng qua sẽ gây trạng thái buồn ngủ, vẻ mặt kém linh hoạt. Mất ngủ kéo dài sẽ gây mệt mỏi, trầm cảm, dễ cáu gắt, giảm tập trung chú ý hoặc mất ngủ thoáng qua hay kéo dài cũng đểu ảnh hưởng đến khả năng làm việc/học tập, dễ gây tai nạn khi lái xe, vận hành máy móc…

Mất ngủ - cảnh giác rối loạn thần kinh dẫn đến trầm cảm
Ngủ gật, hiểm họa tiềm ẩn khi lái xe - Hình minh họa.

Nữ giới trong giai đoạn mãn kinh có tỷ lệ mất ngủ nhiều hơn nam giới, điều này có lẽ liên quan tới sự thay đổi hormone. Và ở người tuổi càng cao thì tình trạng mất ngủ xảy ra thường xuyên.

Ngay cả sự hơi buồn ngủ cũng đủ làm giảm sút khả năng tập trung chú ý và thời gian phản ứng. Một người buồn ngủ trong khi lái xe có thể gục đầu chợp mắt trong vài giây mà không hề hay biết - một thời gian vừa đủ để gây tai nạn.

Phương pháp điều trị vấn đề khó ngủ

Người bệnh cần tìm hiểu bệnh mất ngủ và cách khắc phục để tránh kéo dài gây ảnh hưởng biến chứng về sau. Theo Ths.BS Trần Thu Nga - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, người thường xuyên mất ngủ có thể tham khảo những phương pháp đơn giản áp dụng ngay tại nhà:

Thư giãn đơn giản: ngồi thiền, luyện khí công, yoga, tập dưỡng sinh,... đều hiệu quả để chữa trị chứng mất ngủ.

Mất ngủ - cảnh giác rối loạn thần kinh dẫn đến trầm cảm
Ngồi thiền giúp cải thiện triệu chứng mất ngủ - Hình minh họa

Điều trị bằng thuốc Tây y: Sử dụng các thuốc hướng thần hỗ trợ điều trị mất ngủ mãn tính. Đây là phương pháp tối ưu để có thể điều trị được cả rối loạn giấc ngủ tiên phát và thứ phát. Tuy nhiên việc điều trị theo nguyên nhân phải được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ

Ăn một số loại thức ăn bổ dưỡng điều trị mất ngủ như trà hoa cúc, bột yến mạch hoặc thịt gà vào bữa tối, một cốc mật ong ấm trước khi ngủ,... giúp khắc phục bệnh mất ngủ mãn tính.

Hãy tập cho đầu óc và cơ thể nhận biết đã đến lúc bắt đầu đi ngủ bằng cách tắm nước ấm, đọc một cuốn sách, hoặc áp dụng các kỹ thuật thư giãn, như hít thở sâu. Điều quan trọng là cần đi ngủ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, ngay cả vào cuối tuần. Nếu bạn vẫn khó ngủ về đêm và mệt mỏi cả ngày, hãy tìm gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị rối loạn giấc ngủ.