Trẻ mọc răng là chuyện bình thường mà bất cứ trẻ em nào cũng phải trải qua. Tuy nhiên, trong quá trình mọc răng có thể bị sốt vì vậy chắc chắn bé sẽ quấy. Và dưới đây là những cách mà các bậc phụ huynh cần biết khi trẻ mọc răng.

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng
Thứ tự mọc răng ở trẻ em sẽ có sự khác nhau giữa các bé - Hình minh họa

Các thời điểm mà trẻ bắt đầu mọc răng

Theo ThS.BS. Đồng Thị Phương - Trưởng khoa Dinh dưỡng BVĐK Đông Anh chia sẻ, khi trẻ trong bào thai sẽ mẹ sẽ được hình thành mầm răng sữa và thông thường từ 6 tháng đến 8 tháng trẻ sẽ bắt đầu mọc răng. Dĩ nhiên, sẽ có vài giai đoạn từ 3 tháng đến 5 tháng tuổi trẻ sẽ mọc răng sớm hơn tùy theo việc bổ sung canxi cho trẻ vào thời gian mang thai đủ hay không.

Sau khi mọc răng thứ 1, trẻ mọc răng hàm thứ 2 trong khoảng 25 - 33 tháng tuổi đối với hàm trên và từ 23 đến 31 tháng tuổi đối với răng hàm dưới. Do răng hàm của bé là răng hàm sữa, vì vậy những chiếc răng này sẽ tồn tại cùng với quá trình lớn lên của trẻ đến năm 6 tuổi. Sau độ 6 tuổi, răng hàm cũng như răng sữa sẽ bắt đầu rụng dần và chuyển sang giai đoạn thay răng vĩnh viễn.

Dấu hiệu bậc phụ huynh cần biết khi trẻ mọc răng

Như thông tin từ ThS.BS. Đồng Thị Phương, quá trình mọc răng của trẻ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Vì vậy, các bé sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau, có bé không có bất kể dấu hiệu nào, có những trẻ có dấu hiệu:

Cằm và quanh miệng nổi ban: Khi bé chảy quá nhiều nước dãi, lượng nước này sẽ tiếp xúc với da mặt, miệng và đôi khi là cổ gây ra nổi mẩn.

Tụ máu nướu răng: Mẹ có thể thấy một khối u nhỏ hơi xanh bên dưới nướu (lợi) của bé. Đó có thể là hiện tượng tụ máu nướu răng do răng chuẩn bị mọc. Đây là một hiện tượng bình thường và không có gì quá quan ngại, mẹ có thể chườm một miếng gạc lạnh hoặc lấy khăn lau nhẹ để giảm cơn đau cho con, và giúp máu tụ nhanh lành hơn.

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng
Trẻ ngứa nướu là một trong những dấu hiệu khi trẻ mọc răng - Hình minh họa

Mất ngủ: Cơn đau răng và đau lợi là nguyên nhân làm bé quấy khóc và khó ngủ.

Ngứa nướu: Những bé nào bắt đầu mọc răng cũng đều có xu hướng muốn cắn bất cứ thứ gì trước mặt chúng.

Bị sốt: Thời điểm xuất hiện chiếc răng đầu tiên cũng là thời điểm hệ miễn dịch ở bé thay đổi. Vì vậy, những tác nhân gây sốt sẽ dễ dàng xâm nhập vào cơ thể bé và gây bệnh. Ngoài ra, lợi bị sưng đỏ cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ. Nếu bé sốt cao và kéo dài thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để có biện pháp điều trị kịp thời.

Cách chăm sóc khi trẻ khi bé mọc răng

Giai đoạn mọc răng là giai đoạn mẹ và bé sẽ rất vất vả và tình trạng đau nhức dẫn đến trẻ chán ăn là điều hết sức bình thường. Chính vì vậy, các bậc phụ huynh hãy quan tâm đến con em trẻ nhỏ bằng cách:

Những điều cha mẹ cần biết khi trẻ mọc răng
Đừng thúc ép trẻ ăn nhiều khi đang mọc răng - Hình minh họa

Mọc răng là một cột mốc quan trọng của bé và dĩ nhiên là của cả mẹ bỉm. Đây là giai đoạn con bắt đầu có thể sử dụng các thức ăn dặm, ăn mềm theo các phương pháp ăn dặm khác nhau.