Số lượng F0 và F1 tăng nhanh ở cộng đồng, đặc biệt với sự xuất hiện của biến chủng Omicron, theo thống kê của Bộ Y Tế, tính đến 16h ngày 8/3/2022, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 162.435 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 162.415 ca ghi nhận trong nước (tăng 15.080 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 104.353 ca trong cộng đồng). Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp mặc dù đã có đủ triệu chứng khi mắc Omicron, vẫn cho ra kết quả âm tính khi thực hiện test nhanh. Vậy nguyên nhân là do đâu?

Theo các chuyên gia, những người đã có đủ triệu chứng của F0 nhưng vẫn cho ra kết quả âm tính, có thể đang trong thời gian ủ bệnh, mật độ virus trong cơ thể người bệnh thấp, một phần do đã được tiêm đủ vaccine nên cho ra kết quả âm tính giả.

Test nhanh âm tính dù đủ triệu chứng mắc Omicron: Nguyên nhân do đâu?
Test nhanh Covid-19 (Ảnh minh hoạ)

Các chuyên gia đưa ra nhận định, kết quả của test nhanh cũng bị tác động bởi quy cách mà bệnh nhân lấy mẫu. Theo bác sĩ Huynh Wynn Trần - Phó giáo sư Y khoa tại Đại học Y khoa Northstate California, Mỹ, tốc độ lây lan của biến chủng Omicron rất nhanh, tuy nhiên khi mắc Omicron, triệu chứng thường là đau rát họng, đau đầu - nhiều vị trí phần trên của hệ hô hấp. Vì vậy việc lấy mẫu ở mũi sẽ đưa ra kết quả không đủ chính xác so với việc lấy mẫu ở hầu họng.

Test nhanh âm tính dù đủ triệu chứng mắc Omicron: Nguyên nhân do đâu?
Lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 ở mũi (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, một số người test nhanh cho ra kết quả âm tính nhưng khi thực hiện xét nghiệm PCR lại cho ra kết quả dương tính, là do “test nhanh không nhạy với biến chủng này”. Kit test nhanh có độ nhạy kém hơn xét nghiệm PCR, vì vậy nồng độ virus phải cao, mới cho ra kết quả dương tính. Cũng theo bác sĩ Huynh Wynn Trần, theo một nghiên cứu gần đây, ở biến thể Delta thì khả năng dò tìm, độ nhạy với test nhanh là 81%. Tương đương với 100 người bệnh mắc Covid-19, test nhanh sẽ tìm ra được 81 người mắc. Nhưng tỷ lệ này với Omicron chỉ đạt 30%. Vì vậy, phần lớn khi có triệu chứng nhưng test nhanh vẫn sẽ âm tính.

Các bác sĩ cũng phân tích các nguyên nhân khác có thể ảnh hưởng đến kết quả bao gồm thời điểm lấy mẫu và chất lượng kit test hoặc người dân.

Khi âm tính với Covid-19, đừng quá chủ quan. Vì sao?

Các lý do được TS.BS Lê Thanh Hải (Giám Đốc Bệnh viện Phổi tỉnh Thừa Thiên Huế) chia sẻ khi âm tính với Covid-19, không nên quá chủ quan :

1. Test nhanh là xét nghiệm tìm kháng thể kháng virus trong máu hay còn gọi làm xét nghiệm nhanh, cho phép xác định việc bệnh nhân có đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm với virus SARS-CoV-2 hay không. Nếu người đang nhiễm hoặc trước đó phơi nhiễm thì trong máu sẽ có kháng thể kháng lại virus SARS-CoV-2.

2. Test nhanh có giá trị điều tra dịch tễ xem tình hình dịch đã qua, hiện tại và dự báo tương lai. Kỹ thuật đơn giản, chi phí ít, cho kết quả nhanh.

3. Test nhanh làm đúng lúc, cũng chưa đủ khẳng định được là hiện tại có sự hiện diện virus SARS-CoV-2 trong cơ thể hay không, mà cần phải làm thêm xét nghiệm Real-time PC để tìm virus SARS-CoV-2.

4. Test nhanh làm muộn thì có thể cho kết quả dương tính, nhất là sau 2 tuần phơi nhiễm virus SARS-CoV-2, nhưng tiếc là khả năng ngăn ngừa lây lan đã bị trôi qua.

5. Test nhanh còn có giá trị để xác định xem cơ thể đã có kháng thể kháng lại virus SARS-CoV-2 chưa.

6. Test nhanh âm tính mà xét nghiệm Real-time PCR dương tính, thì khả năng người đó mới bị nhiễm bệnh trong một vài ngày gần đây, thường là dưới 7 ngày và kháng thể chưa kịp hình thành trong máu.

7. Test nhanh không dùng để khẳng định mắc bệnh COVID-19, vì bản chất của test nhanh là dùng để phát hiện kháng thể.

Test nhanh âm tính dù đủ triệu chứng mắc Omicron: Nguyên nhân do đâu?
COVID-19, biến thể từ môi trường lây lan cơ thể người (Ảnh minh hoạ)

Hầu hết ở người dân do chưa được phổ cập rõ hơn về việc test nhanh dẫn đến việc người dân bị “quên” đi mình đang sống cùng với dịch, trong khi dịch bệnh còn diễn ra khá phức tạp ở nhiều nơi, nhiều địa điểm khác nhau mà ở đâu đó không thể kiểm soát hết toàn bộ được.

Khi có triệu chứng bệnh - Đừng hoang mang!

Theo ghi nhận của bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố cho hay, một số trường hợp bị cúm song nhầm tưởng mình mắc Covid-19 vì các triệu chứng gần giống nhau. Vì vậy, người dân cần tránh hoang mang, lo sợ song cũng không được chủ quan khi có kết quả âm tính.

Người đã có triệu chứng hoặc tiếp xúc gần với các trường hợp F0 cũng không nhất thiết phải thực hiện test nhanh ngay lập tức mà cần đợi vài ngày, vì bản chất của kit test nhanh là để phát hiện kháng thể, cơ thể có mật độ virus cao sẽ nhanh đưa ra kết quả chính xác nhất và phải đảm bảo cách ly để phòng tránh tối đa việc lây lan cộng đồng. Người dân cần đảm bảo thực hiện tiêm chủng vacxin theo chỉ định của Bộ Y Tế, bên cạnh đó cần thực hiện 5K và các biện pháp phòng chống dịch.

Biến thể Omicron đang lan rộng và diễn biến phức tạp, ai cũng có thể là “mục tiêu” nhiễm bệnh. Do vậy trong giai đoạn này, việc thực hiện các công tác phòng dịch, tiêm vacxin cũng như đề cao ý thức của mọi người dân là điều quan trọng nhất.