TÔI ĐÃ SUÝT TRỞ THÀNH MỘT CẦU THỦ BÓNG ĐÁ

Kiếm thủ Vũ Thành An: "Đã có lúc tôi và vợ chỉ còn đủ tiền mua ổ bánh mì dằn bụng"

Xin chào Vũ Thành An, SEA Games 31 là lần thứ 4 liên tiếp anh giành HCV SEA Games, tấm HCV lần này có điều gì khác so với những lần trước không?

Đây là kỳ SEA Games thứ 5 mình tham dự. Thật sự là chưa một lần nào mà mình cảm thấy áp lực như kỳ SEA Games 31. Áp lực từ tất cả mọi việc, từ việc ngày mồng 6, mình có lịch đi rước đuốc - là một nhiệm vụ rất là lớn lao và cao cả. Sau đấy là đến buổi đọc tuyên thệ, trước đó thì mình chỉ được phân công cầm cờ thôi nhưng đến buổi tập dợt gần cuối thì mình lại được thông báo là người đọc tuyên thệ.

Thật sự là đọc tuyên thệ trước 20.000 người và không được cầm giấy khiến mình cảm thấy rất áp lực. Chưa kể là khi hoàn thành nhiệm vụ đó xong thì hôm sau mình phải thi đấu luôn.

Vậy nên, việc giành được HCV nó giống như một cái lò xò bị nén lại, tất cả những áp lực từ ngày trước được giải tỏa hết. Trước đó mình áp lực bao nhiêu thì khi giành huy chương mình hạnh phúc bấy nhiêu. Thật sự phải nói là lần này hạnh phúc hơn tất cả các kỳ SEA Games khác rất rất nhiều lần.

Kiếm thủ Vũ Thành An: Kiếm thủ Vũ Thành An: undefined

Đi qua biết bao nhiêu vinh quang, để bây giờ nhìn lại sự nghiệp huy hoàng ấy, liệu Vũ Thành An đã bao giờ nhận thấy chữ “duyên” xuất hiện trong hành trình kiếm thủ của mình chưa?

Chữ duyên là thứ mà mình luôn cảm nhận được. Mình nghĩ là tất cả mọi việc đều gắn liền với chữ “duyên”. Từ câu chuyện ngày xưa mình vốn dĩ là cầu thủ bóng đá và mình tập cũng rất tốt, cũng rất chăm chỉ nhưng sau này lại ham chơi quá, lúc đấy mình chơi nhiều hơn tập. Để rồi sau đó quyết định bỏ bóng đá luôn và cũng không bao giờ nghĩ là sẽ theo thể thao nữa.

Đến lúc 15 tuổi, mẹ mình mới bảo là “Có tập kiếm không?”. Nếu là môn khác thì chắc chắn là mình không tập, nhưng nghe tới đấu kiếm thì mình tự dưng thấy thích thú kinh khủng. Để rồi cuối cùng là mình theo đến tận bây giờ. Thật sự mà nói thì tất cả mọi chuyện đều là chữ “duyên”, cũng không phải mình tính toán gì cả đâu.

Kiếm thủ Vũ Thành An: "Đã có lúc tôi và vợ chỉ còn đủ tiền mua ổ bánh mì dằn bụng"
Kiếm thủ Vũ Thành An: "Đã có lúc tôi và vợ chỉ còn đủ tiền mua ổ bánh mì dằn bụng"

Khi nhắc tới Thành An tại SEA Games 31, ngoài tấm huy chương vàng ra thì người hâm mộ còn nhớ tới ngay khoảnh khắc vợ anh òa khóc khi chứng kiến anh đạt ngôi vô địch. Thành An hãy nói đôi chút về khoảnh khắc này?

Việc mình thi đấu thì được sự động viên từ tất cả mọi người. Đặc biệt là từ người vợ, người sát cánh cùng mình từ những lúc như là chuẩn bị nước uống, chuẩn bị trang phục thi đấu, chuẩn bị tất cả. Thực sự, mình đã rất xúc động khi thi đấu xong và nghe tin vợ mình òa khóc. Đó như điều chắc chắn mình sẽ không bao giờ quên được.

Cái việc mình dành thành tích, điều mà mình muốn nói với cả vợ ngay lúc bấy giờ không phải là câu: “Anh làm được rồi!” mà là câu: “Chúng mình đã làm được”, bởi vì đấy là mục tiêu của cả hai vợ chồng.

Kiếm thủ Vũ Thành An:

Trên chặng đường sự nghiệp đầy vinh quanh với vô vàn thành tích đáng nể phục đó, đã bao giờ hai chữ "bỏ cuộc" xuất hiện với Vũ Thành An chưa?

Suy nghĩ muốn bỏ cuộc xuất hiện rất nhiều lần trong sự nghiệp của mình. Kể cả việc mình tập luyện năm 2007 cho đến năm 2010 mình đã bỏ cuộc bởi vì lúc bấy giờ trong khi người khác tập 1, mình thậm chí tập đến 2, đến 3 nhưng bởi vì lúc đấy không thi đấu nên thấy cái nỗ lực của bản thân nó không đem lại hiệu quả, đấy là lần bỏ cuộc thứ nhất.

Sau khi mình quay lại thì mình thấy mọi việc mình chuẩn bị với một tâm thế khác, thật sự những lúc mà thi đấu nó phải trải qua rất nhiều vòng, có những lúc mình cầm kiếm mình chỉ muốn buông kiếm thôi, mình không muốn thi đấu nữa bởi vì những áp lực nó đem lại quá lớn.

Cảm tưởng lúc bấy giờ mình muốn chiến đấu tiếp nhưng mà đôi tay mình lại muốn buông thanh kiếm xuống nhưng lúc bấy giờ mình lại cầm thanh kiếm lên và tiếp tục chiến đấu. Thì mình cứ cố gắng từng chút, từng chút một để đi đến thành công, chứ không phải là một phát là mình vô địch luôn. Ngay cả bản thân mình trong những lúc thi đấu đã rất nhiều lần muốn bỏ cuộc.

Kiếm thủ Vũ Thành An:

"ĐÃ CÓ LÚC TÔI VÀ VỢ CHỈ CÓ ĐÚNG 35 NGHÌN ĐỒNG MUA Ổ BÁNH MÌ"

Hãy nói một chút về câu chuyện cuộc sống của anh. Người ta thường nói rằng nghề VDV là một nghề khá bạc nhất là về mặt thu nhập. Vậy Thành An có cảm thấy thế không? Và với những gì anh Thành An có được bây giờ thì cuộc sống gia đình anh bây giờ có gặp khó khăn gì không?

Nếu nói một cách công bằng thì đúng thật, thật sự nghề VĐV ở Việt Nam là một nghề không có thu nhập tốt. Bởi vì như mình biết ở nước ngoài, các nước như Hàn Quốc, Trung Quốc thì Chính phủ người ta đều giao cho một cái Tập đoàn đứng ra làm đại diện và người ta sẽ tài trợ cho tập đoàn đây. Nhưng mà ở Việt Nam thì đa phần là dựa vào nguồn tiền của Chính phủ và nếu như vậy thì không thể nuôi được ngần ấy con người.

VDV thì chỉ có duy nhất một nguồn tiền lương và không có nguồn tiền khác, vậy nên, việc không có thu nhập cao là điều đương nhiên. Đa phần các VĐV ở nước ngoài người ta sẽ làm phần hình ảnh thật là tốt, như Trung Quốc, xem TV một buổi sáng ở đó thôi thì mình đã thấy rất nhiều hình ảnh quảng cáo liên quan đến các VĐV.

Kiếm thủ Vũ Thành An:

Nhưng ở Việt Nam thì không có, kể cả quảng cáo sữa thì đều là diễn viên hay những người khác, đấy là một thứ mình thấy được là cần phải thay đổi. Bởi vì hình ảnh VĐV mang rất nhiều ý nghĩa, ví dụ như khỏe mạnh, ý chí nhưng khi quảng cáo sữa thì lại đưa những người bình thường vào thì nó không phù hợp lắm.

Đó cũng là một thứ mà mình nhìn thấy được là VĐV mà muốn có được cái thu nhập cao, ngoài cái việc phải rèn luyện bản thân ra thì nó còn liên quan đến cái việc mà mình phải định hướng cái hình ảnh mình làm sao cho nó tốt.

Chung quy lại, mình nghĩ rằng VĐV chuẩn bị sẵn, ngoài nguồn tiền thi đấu thì phải có những nguồn tiền khác từ kinh doanh, từ hình ảnh bản thân chứ không thể nào chỉ dựa vào mỗi một nguồn tiền từ Chính phủ. Vì thực sự là không thể đủ để sống được. Đấy là cái quan điểm của mình.

Kiếm thủ Vũ Thành An: "Đã có lúc tôi và vợ chỉ còn đủ tiền mua ổ bánh mì dằn bụng"

Vũ Thành An nhận định sao về ý nghĩa của hai từ “gia đình” trong sự nghiệp của anh?

Quan điểm của mình về gia đình thì nó chỉ đơn giản là "hai người nhưng là một". Bởi vì, ở bất kể vấn đề gì cũng vậy, chính vì là một nên mọi việc đều phải nghĩ cho nhau.

Có những lúc mình về muộn chẳng hạn hay là vợ mình về muộn thì lúc đó thay vì mình hỏi đi đâu, làm gì thì mình nên hỏi những điều như ăn cơm chưa và mình cần đặt địa vị của mình vào người kia. Đấy là nhận định của mình, quan trọng nhất là "hai nhưng mà một".

Chia sẻ thật lòng, đã bao giờ chuyện “kinh tế” là vấn đề trong ngôi nhà nhỏ của anh hay chưa? Anh có thể chia sẻ cho các độc giả của Netbiz một mẩu câu chuyện nhỏ về vấn đề này trong gia đình anh không?

Nói chung là vấn đề kinh tế xuất hiện rất nhiều, bởi vì lúc đấy mình luôn luôn đặt ra một câu hỏi đó là: “Mình nên dành hẳn một khoảng thời gian ra để kiếm tiền, sau đấy quay lại tập thể thao. Hay là tập trung tập luyện thể thao cho giỏi hẳn sau đó mới kiếm tiền”. Lúc nào hai câu hỏi đó nó cũng đồng hành với nhau và làm cho mình suy nghĩ rất nhiều.

Thậm chí có những khi mà hai vợ chồng đầu tư, sử dụng hết số tiền vào việc kinh doanh thì mình phải đi vay.

Chuyện này kể ra cũng không ai tin. Là có những lúc hai vợ chồng đi ở trên đường, xong mình bảo là thôi về làm cái bánh mì vợ nhé, hai vợ chồng mở ví ra còn đúng 35 nghìn, mua mỗi người một cái bánh mì.

Thực sự lúc đó là mình chỉ còn đủ 35 nghìn để mua 2 cái bánh mì thôi đó. Và vận động viên khi mà không có được sự hậu thuẫn từ gia đình, sẽ gặp áp lực về việc phải cố gắng kiếm tiền, lúc nào áp lực đó cũng thường trực ngay trong đầu.

Kiếm thủ Vũ Thành An:

Như anh đã chia sẻ trước đó, VDV sẽ không có mức thu nhập quá cao và tôi được biết hiện tại ngoài việc là một VDV anh còn là một người kinh doanh. Anh có thể chia sẻ thêm về câu chuyện kinh doanh này được không?

Bởi vì mình hiện đang vẫn đang có công việc kinh doanh, nên thành ra vừa nãy mình có chia sẻ về vấn đề rằng đã có lúc mình tập trung cho việc kinh doanh, kiếm tiền, thậm chí nghỉ hẳn đấu kiếm để vào Nam.

Khi mà bắt đầu có tiền rồi thì mình quay lại mình tập luyện thể thao, không bị lo lắng về tài chính nữa. Nhưng mà thay vì lựa chọn 1 trong 2 thì mình lại lựa chọn cả 2, song song cả kinh doanh lẫn sự nghiệp thể thao.

Có thể là vì không thể tập trung 1 thứ nên cả 2 việc mình đang làm nó sẽ không lên hẳn cái được gọi là đỉnh cao, mình sẽ không lên được tầm thế giới. Nhưng thôi, mình nghĩ rằng cả 2 việc nó cứ đi đều đều song hành với nhau, khiến mình vui vẻ và hạnh phúc.

Là một VĐV, mình ý thức được việc kiếm tiền, bởi nguồn thu nhập từ lương VĐV là không đủ, nên kinh doanh sẽ bổ trợ tốt cho việc tập luyện của mình.

Kiếm thủ Vũ Thành An:

Cám ơn Vũ Thành An vì buổi trò chuyện.