Trong dự án được triển khai giữa China Mobile và Trường Đại học Phục Đán tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), mạng 6G đã đạt tốc độ truyền dữ liệu lên đến 206,25 gigabit/giây, trở thành tiền đề cho lần đầu tiên thử nghiệm ấn tượng này.

Theo nhóm nghiên cứu, tốc độ kể trên sẽ giúp mạng 6G tự tin trở thành giao thức mới cho việc ứng dụng nhiều hơn trong thực tế, khi gấp 10 - 20 lần công nghệ 5G hiện nay đang được nhiều nước triển khai.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết mạng 6G khi được triển khai đại trà sẽ ứng dụng tốt vào các tương tác thực tế ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR). Lĩnh vực metaverse cũng là đối tượng hướng đến song song với ứng dụng trong liên lạc không gian giữa các vệ tinh, tàu vũ trụ và Trái Đất.

Công nghệ 5G chưa đại trà, đã xuất hiện mạng 6G 'nhanh như tên bắn'
Mạng 6G cho tốc độ nhanh gấp hàng chục lần so với công nghệ 5G.

Nói về tương lai của mạng 6G, Huawei Technologies dự đoán công nghệ này có thể đi vào hoạt động vào năm 2030. Trong khi đó, Ericsson nhận định mạng 6G sẽ sớm khởi động từ năm 2027.

Blockchain và công nghệ AI, VR, AR, 5G đang tạo sức mạnh cho Metaverse Blockchain và công nghệ AI, VR, AR, 5G đang tạo sức mạnh cho Metaverse

Những công nghệ cao cấp mang tính cải tiến bao gồm blockchain, AI, VR, AR, 5G đang tạo sức mạnh cho Metaverse để hình thành ...

Mạng 6G được đánh giá là ứng cử viên sáng giá trong công nghệ truyền thông không dây hỗ trợ mạng dữ liệu di động. Đến thời điểm hiện tại, một số công ty bao gồm Nokia, Ericsson, Huawei, Samsung, LG, Apple, Xiaomi và một số quốc gia (Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và Singapore) đã có sự quan tâm nhiều đến 6G khi dần nghiên cứu để triển khai trong tương lai.

Các nhà khai thác mạng di động dự kiến có thể sẽ ứng dụng mạng 6G vào các mô hình kinh doanh phi tập trung, trí tuệ nhân tạo, giao tiếp gói ngắn và công nghệ blockchain.