Theo TS. BS Phạm Thị Mai Hương - Khoa Da liễu, Bệnh viện Nhi Trung ương chia sẻ, chốc là bệnh nhiễm trùng nông ở da, do vi khuẩn gây ra và thường gặp ở trẻ em, bé trai nhiều hơn bé gái. Ở người lớn, thường hiếm gặp, bệnh gặp ở những người khi miễn dịch kém. Bệnh hay gặp vào mùa hè, phổ biến ở các nước đang phát triển, điều kiện sống thiếu vệ sinh, dân cư đông.

Bệnh chốc ở trẻ và những nhầm tưởng của bậc cha mẹ ​​​​​​​
Bệnh chốc xảy ra đối với bé nam nhiều hơn - Hình minh họa

Chốc hay gặp sau một số bệnh da như viêm da cơ địa, ghẻ, thủy đậu, vết đốt do côn trùng, bỏng nhiệt, viêm da. Vi khuẩn có thể xâm nhập lớp da nông hay sâu tùy trường hợp. Có 3 loại chốc lở:

Nguyên nhân gây bệnh chốc

Chốc lây là bệnh nhiễm trùng do các chủng vi khuẩn tụ cầu hoặc strep gây ra. Những vi khuẩn này có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh thông qua vết cắt, vết côn trùng cắn hoặc phát ban.

Trẻ có thể nhiễm những vi khuẩn này nếu chạm vào vết loét hoặc chạm vào những vật dụng như khăn, quần áo hoặc khăn trải giường của trẻ bị bệnh.Vi khuẩn tụ cầu hoặc strep cũng có ở khắp nơi. Trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nếu: bị tiểu đường, hệ miễn dịch yếu, bị cháy nắng, bỏng da,...

Nhiều bậc cha mẹ hay nhầm con bị bệnh chốc với các bệnh khác như: thủy đậu, zona, bỏng... Chính vì sự nhầm tưởng này dẫn tới việc điều trị sai cách khiến bệnh càng trầm trọng hơn.

Triệu chứng lâm sàng

Chốc hay gặp ở vùng da hở như ở mặt, quanh các hốc tự nhiên miệng, mũi, ở da đầu, tay, chân nhưng cũng gặp ở thân mình và các phần khác của cơ thể. Bệnh xuất hiện với một thương tổn đơn độc hoặc nhiều thương tổn. Người bệnh có thể sốt, mệt mỏi, nổi hạch.

Bệnh chốc ở trẻ và những nhầm tưởng của bậc cha mẹ ​​​​​​​
Bệnh chốc thường hay xảy ra ở tay, chân, mặt, lưng,... - Hình minh họa

Chốc không có bọng nước thường bắt đầu là một dát hồng, tiến triển thành mụn nước, bọng nước hóa mủ nhanh, mau chóng dập vỡ để lại các vết xước đóng vảy tiết màu vàng mật ong. Khi vảy tiết bong ra để lại nền da đỏ ẩm, khi lành để lại vết thâm. Nếu không được điều trị, bệnh có thể tự lành sau 2-4 tuần mà không có sẹo. Thương tổn có thể lan rộng ra các vùng khác do tự lây nhiễm, do cào gãi.

Biện pháp phòng ngừa cho trẻ

Có thể dễ dàng phòng ngừa chốc lở ở trẻ với những cách sau:

Bệnh chốc ở trẻ và những nhầm tưởng của bậc cha mẹ ​​​​​​​
Giữ gìn vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn sang trẻ - Hình minh họa

Nên chú ý những tổn thương bất kỳ xuất hiện trên da trẻ, đưa trẻ đi khám ngay nếu thấy bất thường, việc phát hiện sớm và điều trị bệnh có thể giúp triệu chứng nhanh biến mất hơn và ngừa được nhiều biến chứng cho trẻ.