Bệnh đau hay viêm loét dạ dày là căn bệnh phổ biến thường gặp, đặc biệt là ở người đang trong giai độ tuổi lao động thường bỏ bữa. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như ung thư, ho ra máu… Tham gia chương trình Nhật Ký Hạnh Phúc, Bác sĩ Dương Quốc Phong - Khoa nội Tiêu hóa - Bệnh viện Thống Nhất có những chia sẻ vô cùng hữu ích về bệnh đau dạ dày và chế độ dinh dưỡng phù hợp dành cho người bệnh.

Thế nào là đau dạ dày

Theo Bác sĩ Dương Quốc Phong - Khoa nội Tiêu hóa - Bệnh viện Thống Nhất, bệnh đau dạ dày thường xuất hiện khi có triệu chứng đau và khó chịu ở vùng dạ dày, vị trí của cơn đau thường xuất hiện ở vùng chấn thuỷ (giữa vùng xương ức hay rốn).

Trong y khoa, các bệnh xuất hiện cơn đau ở vùng chấn thuỷ thường là các bệnh liên quan đến dạ dày, phổ biến nhất là đau dạ dày và tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng.

Ngoài ra, do dạ dày trải dài ở nhiều vị trí khác nhau trong cơ thể nên thỉnh thoảng các cơn đau dạ dày có thể lệch sang vị trí bên trái hoặc bên phải so với điểm thượng vị.

Các nguyên nhân gây đau dạ dày

Ăn uống không đúng thời gian và Stress hay căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ tiêu hoá, đặc biệt là đối với dạ dày và đại tràng. Các yếu tố này gây nên bệnh lý như Viêm dạ dày, Hội chứng ruột kích thích. Hiện trạng này xuất hiện nhiều ở người trẻ, người đang trong độ tuổi lao động và cả những người lớn tuổi.

Chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày - cần lưu ý những gì?
Căng thẳng có thể làm bệnh đau dạ dày trở nên nghiêm trọng - Hình minh hoạ

Bệnh nhân đau dạ dày cần đi khám bác sĩ trong trường hợp nào?

Bác sĩ Dương Quốc Phong cho biết đối với tình trạng đau thượng vị có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh ngoài các triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng, ví dụ như một số bệnh lý về tim, gan, đường mật, phổi… Trường hợp bệnh nhân đau dạ dày cảm thấy cơn đau quá nặng và vượt ngoài sức chịu đựng hoặc các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm sau khi đã dùng thuốc cần phải đến gặp bác sĩ để có thể kiểm tra các bộ phận khác trên cơ thể và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Ngoài ra, một số biến chứng nguy hiểm khác của bệnh như thủng dạ dày, sụt cân không chủ ý, nôn ra máu, phân đen,... có liên quan đến loét dạ dày ác tính cần phải đi khám ngay lập tức.

Thời gian và phương pháp điều trị loét dạ dày

Các bệnh đau và loét dạ dày có thời gian điều trị trung bình từ 6 đến 8 tuần. Bệnh loét tá tràng có thời gian điều trị trung bình từ 4 - 6 tuần để có thể hồi phục hoàn toàn sức khỏe của dạ dày và cơ thể.

Trong quá trình điều trị bệnh, các loại thuốc do bác sĩ cung cấp có khả năng làm giảm lượng axit được tiết ra trong dạ dày để hỗ trợ khả năng hồi phục của vết thương trong ống tiêu hoá. Ngoài ra, các bác sĩ còn cung cấp cho bệnh nhân các loại thuốc giúp trung hòa axit giúp vết loét tránh tiếp xúc trực tiếp với axit bằng cách tạo ra một lớp tráng bảo vệ để tránh bị tổn thương nhiều hơn.

Để điều trị dứt điểm bệnh đau dạ dày, các chuyên gia y tế thường sẽ tìm ra nguyên nhân chính gây ra bệnh để điều trị song song với các triệu chứng nhất thời.

Đối với các bệnh nhân đau dạ dày do nhiễm khuẩn HP, các bác sĩ sẽ cho sử dụng thuốc để tiêu diệt triệt để vi trùng HP trong cơ thể để tránh tình trạng viêm loét nặng hơn.

Đối với các bệnh nhân bị đau dạ dày do sử dụng các loại thuốc như thuốc viêm khớp, bệnh nhân cần gặp các chuyên gia y tế để có thể chọn một loại thuốc khác phù hợp hơn và không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cơ thể.

Các bác sĩ cũng hỗ trợ bệnh nhân được tư vấn về lối sống và chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng giảm căng thẳng và có lợi cho hệ thống tiêu hoá cũng như sức khoẻ tổng thể.

Viêm loét dạ dày không điều trị lâu ngày có dẫn đến ung thư hay không?

Viêm loét dạ dày vẫn có một tỉ lệ nhất định gây ra bệnh ung thư do các nguyên nhân như vi trùng HP. Bác sĩ Dương Quốc Phong cảnh báo vi trùng HP có chứa một lượng độc tính cao gây hại cho người bệnh, nếu không được điều trị triệt để kịp thời bệnh nhân có thể bị biến chứng sang bệnh ung thư dạ dày.

Chế độ dinh dưỡng cho người đau dạ dày - cần lưu ý những gì?
Vi khuẩn HP có lượng độc tố cao - Hình minh hoạ

Chế độ dinh dưỡng phù hợp với người đau dạ dày

Để điều trị bệnh đau dạ dày bệnh nhân cần thay đổi lối sống lành mạnh và có một chế độ dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là chế độ dinh dưỡng và những điều cần lưu ý để cải thiện lối sống hằng ngày phòng ngừa bệnh đau dạ dày do bác sĩ Phong chia sẻ:

Đau dạ dày là căn bệnh thường gặp và có thể tự khỏi nếu tình trạng bệnh nhẹ. Tuy nhiên bệnh nhân không nên xem thường các triệu chứng bệnh vì các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện. Để phòng ngừa bệnh, mọi người cần phải luôn luôn tuân thủ chế độ ăn lành mạnh và đúng buổi, tuyệt đối không bỏ bữa ăn.