Theo một tuyên bố mới đây trang Twitter, hãng hàng không Lufthansa đã áp dụng việc cấm hành khách sử dụng Apple AirTag đang hoạt động để gắn vào hành lý vì đây là các thiết bị được xem là thiết bị điện tử nguy hiểm và cần phải được tắt trong quá trình bay. Dẫn quy định của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế ICAO, Lufthansa xếp AirTag là dạng thiết bị điện tử cầm tay, tương tự điện thoại, laptop hay máy tính bảng nên buộc phải tuân theo mọi quy định về hàng hóa nguy hiểm khi vận chuyển trên máy bay.

Một hãng hàng không tại Đức cấm Apple AirTag vì một lý do vô cùng 'ngớ ngẩn'
Thông tin trên được chính Lufthansa xác nhận

"Bên cạnh đó, do chức năng truyền dẫn tín hiệu, AirTag cũng sẽ buộc phải cho ngừng hoạt động nếu đặt trong hành lý ký gửi", hãng thông báo.

AirTag là thiết bị theo dõi vị trí được Apple cho ra mắt năm 2021, sử dụng mạng lưới kết nối giữa các thiết bị Apple dày đặc ở xung quanh mình để định vị. Do có thiết kế nhỏ gọn, AirTag được nhiều người gắn lên túi xách, hành lý, móc khóa để dễ dàng tìm kiếm khi thất lạc. Thiết bị này cũng từng nhiều lần giúp phát hiện nhiều vụ trộm đồ ở sân bay. Nếu AirTag ở xa chiếc iPhone được kết nối, người dùng vẫn sẽ nhận được cảnh báo khi thiết bị này rời xa khỏi tầm định vị. Bên cạnh đó AirTag cũng trang bị một phần loa nhỏ để việc tìm kiếm có thể diễn ra dễ dàng hơn.

Một hãng hàng không tại Đức cấm Apple AirTag vì một lý do vô cùng 'ngớ ngẩn'
Một hãng hàng không tại Đức cấm AirTag

Sau thông tin trên, hàng loạt tranh cãi đã nổ ra trước quyết định của Lufthansa. Theo Apple Insider, AirTag đúng là một thiết bị có kết nối sóng vô tuyến song lại có công suất hoạt động rất thấp và gần như không đủ năng lượng để có thể ảnh hưởng đến hệ thống bay hay kết nối thông tin liên lạc. Bên cạnh đó, quy định của ICAO cũng chỉ áp dụng với các thiết bị lớn sử dụng pin lithium, trong khi đó, AirTag sử dụng loại pin CR2032 rất nhỏ.

Một hãng hàng không tại Đức cấm Apple AirTag vì một lý do vô cùng 'ngớ ngẩn'
Pin CR2032 trên AirTag được cho là không thể gây nguy hiểm đáng kể

Trên mạng xã hội, một số người thậm chí cho rằng động thái của Lufthansa là để người dùng không thể kiểm soát được tình trạng hành lý, giúp hãng tránh được các rắc rối không đáng có liên quan đến thất lạc hay đánh cắp đồ đạc.

Trong khi đó, những người ủng hộ Lufthansa cho rằng hãng chỉ đang đang làm theo đúng quy định an toàn của các tổ chức quốc tế, trong trường hợp này là ICAO. Theo quy định, các thiết bị điện tử trong hành lý ký gửi phải được tắt nguồn hoàn toàn trước khi được mang lên máy bay.

Theo trang tin Watson của Đức, hiện chưa có quy định cụ thể cho AirTag từ các tổ chức hàng không quốc tế. Do đó, người dùng cần tuân theo yêu cầu của từng sân bay và từng hãng hàng không để đảm bảo lộ trình di chuyển được thông suốt.