ThS. BS. Trịnh Hoàng Hoài Bảo - Giảng viên Bộ môn Sơ cấp cứu và phòng bệnh trẻ em cho biết trong chương trình Nhật ký Hạnh Phúc, gãy xương là tình trạng xảy ra khi một trong các xương nứt hoặc gãy thành nhiều mảnh. Tình trạng này có thể do một chấn thương thể thao, tai nạn hoặc một chấn thương mạnh.

Mặc dù gãy xương không phải lúc nào cũng đe dọa đến tính mạng, nhưng nó đòi hỏi phải được sơ cấp cứu gãy xương và điều trị ngay lập tức. Việc hiểu rõ để nhận biết các triệu chứng sẽ giúp bạn có cách sơ cứu khi bị gãy xương đúng cách.

Các triệu chứng khi gãy tay

Một tình trạng gãy xương có thể gồm một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây: đau dữ dội ở vùng bị thương khi di chuyển, vùng bị chấn thương có màu bầm tím, sưng to hoặc biến dạng,...

Sơ cấp cứu khi gãy xương

Khi nghi ngờ một người bị gãy xương, hãy tiến hành sơ cứu và đưa đi cấp cứu ngay. Các bước sơ cứu gãy xương gồm:

Sơ cứu gãy xương không đúng cách có thể để lại di chứng nặng nề
Thực hành sơ cứu cơ bản khi cần thiết - Hình minh họa

Chế độ dinh dưỡng khi gãy xương

Gãy xương là một tai nạn xảy ra khá phổ biến nhưng tùy vào vị trí và mức độ tổn thương mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp, có thể là bó bột hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, dù là phương pháp nào thì người bệnh cũng cần có chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý để xương nhanh chóng được tái tạo và sớm hồi phục chức năng như ban đầu như:

Sơ cứu gãy xương quan trọng nhất là hạn chế di chuyển nạn nhân, cần cố định nạn nhân và lập tức liên hệ dịch vụ y tế khẩn cấp. Do đó, cần ghi nhớ số điện thoại cấp cứu của cơ sở y tế địa phương nơi gần nhất để có thể nhanh chóng xử lý.